Với những yêu thích và mong muốn tim hiểu về lịch sử Sài Gòn, chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua cột mốc lịch sử Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7). Hãy cùng netdepsaigon.com tìm hiểu về ngày kỷ niệm quan trọng này của đất nước Việt Nam!
Nội dung chính
#Cùng lịch sử Sài Gòn sống lại tinh thần “Quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh”
Sau khi cuộc cách mạng tháng Tám diễn ra thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, thực dân Pháp lại một lần nửa trở lại xâm lược, buộc Quân và dân Việt Nam, mọi tầng lớp lại tiếp tục tay súng đứng lên để chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Để đánh đổi vì độc lập dân tộc, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã đổ máu hy sinh trên các chiến trường.
Với tinh thần tương thân, tương ái và đoàn kết, đống lòng Theo lời kêu gọi của Đảng, của Chính phủ và Bác Hồ, nhân dân ta đã dành tất cả tình thương yêu của mình cho các chiến sĩ và đồng bào anh dũng mà bị thương hoặc hi sinh.
Đầu năm 1946, tại khúc ruột miền Trung – Thuận Hóa (Huế) tổ chức Hội Giúp binh sĩ bị nạn (Hội Giúp binh sĩ bị thương) ra đời ở, tiếp đến ở Hà Nội và một số địa phương khác….
Ở Trung ương có Tổng hội và Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu là Chủ tịch danh dự của Tổng hội. Nhiều hoạt động giúp đỡ các chiến sĩ bị thương tại Hà Nội, và sau đó là cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” diễn ra trong cả nước, để tiếp thêm sức mạnh tinh thần đến các chiến sĩ trong điều kiện chiến đấu mùa đông giá rét.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự buổi lễ và tặng chiếc áo mà Người đang mặc (chiếc áo sau này bán đấu giá được 3,500 đồng).
Công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam chính thức nổ ra ở Hà Nội, từ tối 19/12/1946. Theo lời kêu gọi cứu nước của Bác Hồ, nhân dân cả nước nhất tề đứng dậy kháng chiến với tinh thần. Nhiều chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống, số người bị thương và hy sinh thì cứ thế tăng lên…
Trước tình thế sống còn, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác thương binh liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Tiêu biểu là Sắc lệnh căn bản quy pháp số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”, tiếp đó, thành lập Phòng Thương binh (thuộc Chính trị Cục, Quân đội nhân dân Quốc gia Việt Nam).
Cũng trong thời gian này, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc đã được diễn ra tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên Các đại biểu đến từ Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Nha Thông tin Tuyên truyền và một số địa phương đã nhất trí chọn ngày 27-7 hàng năm là Ngày Thương binh toàn quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng hành động thiết thực đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch như phần quà nghĩa cử động viên tinh thần các anh em thương binh và gia đình liệt sỹ.
#Ngày Thương binh, Liệt sĩ – đạo lý nhân văn của người Việt:
Từ đấy, hàng năm đến ngày 27-7, Bác Hồ đều gửi thư thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người lòng hiếu nghĩa bác ái “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ.
Từ tháng 7-1955, Ngày Thương binh toàn quốc được đổi thành Ngày Thương binh – Liệt sĩ sà sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đổi tên ngày 27-7 hàng năm thành Ngày Thương binh – Liệt sĩ.
#Về nguồn ngày Thương binh, Liệt sĩ cùng 5 di tích Lịch sử Sài Gòn:
Để non sông thu về một mối, biết bao thế hệ người con đất Việt đã ngã xuống, góp phần xây nên giang sơn gấm vóc Việt Nam, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta”.
Nếu đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022), những địa danh lịch sử Sài Gòn nổi bật như: Dinh Thống Nhất, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến nhà Rồng cũ), Địa đạo Củ Chi, Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược…. để được xuôi dòng thời gian tìm về một thời một thời rền vang bom đạn, nhắc nhở lòng tri ân và tự hào lịch sử dân tộc.
Hy vọng qua những chia sẻ của Lịch sử Sài Gòn, bạn đọc đã hiểu hơn về ý nghĩa chính trị của ngày 27.07 và nét đẹp nhân văn của người Việt. Từ đó thêm phần quý trọng nền độc lập mà chúng ta đang được tận hưởng, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước ngàn đời.