Nét đẹp Sài Gòn – Bệnh viện Nhi đồng 2 kiến trúc nghệ thuật tại Sài Gòn

Lần đầu tiên tại TP.HCM, một cơ sở y tế được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố, đó là Bệnh viện Nhi đồng 2, có tuổi đời gần 160 năm.

Vào năm 1862, Quân đội Pháp thành lập Bệnh viện Quân sự (Tiếng Pháp là Hôpital militaire) khi họ mới xâm chiếm Nam Kỳ. Cơ sở này vào cuối thập niên 1870 chuyển về số 14 rue Lagrandière, tức địa điểm hiện nay (14 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM).

Nét đẹp Sài Gòn - Bệnh viện Nhi đồng 2 kiến trúc nghệ thuật tại Sài Gòn

Tại cơ sở này nhà bác học Albert Calmette đã thành lập Viện Pasteur (Pasteur-Institut) đầu tiên ở ngoài nước Pháp vào năm 1891.

Cấu trúc các tòa nhà trong khuôn viên đều là sườn sắt tiền chế đem ráp lại trên nền bằng đá. Mọi vật liệu được mang từ Pháp sang.

Xem bài viết khác

Từ năm 1905 trở đi cơ sở y tế này dưới sự điều hành của bác sĩ Charles Grall đã mở cửa chữa trị cho mọi thành phần, quân sự cũng như dân sự kể cả dân bản xứ.

– Năm 1925, Bệnh viện Quân sự chính thức đổi tên thành “Bệnh viện Grall” để vinh danh Giám đốc Y tế Nam Kỳ (bác sĩ Charles Grall).

– Tháng 4/1945 (thời Đệ Nhị Thế chiến) bệnh viện bị trúng bom, phá sập mé phía bắc, tiêu hủy các phòng thí nghiệm.

– Năm 1956, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ Pháp ký biên bản tiếp tục điều hành Bệnh viện Grall, thuộc Bộ ngoại giao Pháp (Bệnh viện có 560 giường).

– Năm 1976, Người Pháp rút đi, Bệnh viện Grall được chuyển giao cho nhà chức trách Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Xem bài viết khác

– Năm 1978, Bệnh viện Grall đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng 2 và trở thành bệnh viện chuyên khoa Nhi phụ trách khám và điều trị bệnh cho các bé từ 0 đến dưới 16 tuổi.

Nét đẹp Sài Gòn - Bệnh viện Nhi đồng 2 kiến trúc nghệ thuật tại Sài Gòn

Trải qua gần 160 năm, công trình đã nhiều lần sửa chữa, cải tạo nội thất nhưng vẫn giữ được đường nét kiến trúc ban đầu, ghi dấu một trào lưu kiến trúc Đông Dương ở Sài Gòn, kết hợp cả phong cách kiến trúc bản địa lẫn kiến trúc Pháp những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Đây không chỉ là một BV phục vụ xã hội mà còn là quần thể kiến trúc nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp của cảnh quan đô thị, hài hòa với không gian kiến trúc chung của khu vực, là loại hình Bệnh Viện kết hợp với công viên rất độc đáo. Đặc biệt hàng cây gần 100 cây me (cách nhau đúng 3 m) trong khuôn viên Bệnh Viện được xem là hàng cây me cổ thụ đẹp nhất Việt Nam.