Nét đẹp Sài Gòn – Người Hoa ở Sài Gòn

Đã từ lâu, ai cũng biết Sài Gòn – Tp.HCM là nơi có đa nền văn hóa dân tộc. Trong số những nền văn hóa như Chăm, Khơ Me, …thì không thể không nhắc đến nền văn hóa của người Hoa tại Sài Gòn. Vậy có ai từng biết hoặc tìm hiểu về lịch sự của người Hoa ở Sài Gòn chưa. Nếu chưa hãy theo chân của NetdepSaiGon tìm hiểu về lịch sử cửa người Hoa tại Sài Gòn nha.

#Lịch sử di cư của người Hoa ở Việt Nam

Người Hoa đến khu vực Đàng Trong sau khi nhà Thanh lật đổ hoàn toàn nhà Minh vào năm 1644. Những người ra đi thuộc thành phần “phản Thanh phục Minh” và những người bị triều đình nhà Thanh đàn áp. Người Hoa đến đàng trong và được Chúa Nguyễn đồng ý cho cư trú tại Cù Lao Phố và Đông Phố, (Gia Định) và một số địa điểm khác ở Nam Bộ. Cù Lao Phố là một cù lao trên sông Đồng Nai, ngày nay thuộc thành phố Biên Hòa. Người Hoa đã lập chợ buôn bán, phố xá đông đúc ở đây. Năm 1778, quân Tây Sơn đã đàn áp những người Hoa ở Cù Lao Phố do họ đã ủng hộ Nguyễn Ánh, việc đàn áp lại diễn ra vào năm 1782. Do đó, năm 1778, người Hoa từ Cù Lao Phố đã chuyển đến Chợ Lớn mà người Hoa gọi là “Đề Ngạn”.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc buôn bán của người Hoa phát đạt do họ có quan hệ tốt với giới cầm quyền Pháp tại Đông Dương, nổi bật nhất là Quách Đàm – một nhà buôn người Hoa xây Chợ Lớn. Trong thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa, cộng đồng người Hoa có quan hệ tốt với chính quyền và thường ủng hộ tài chính trong các kỳ tranh cử. Năm 1979, chiến tranh Việt-Trung 1979 nổ ra tại biên giới cùng với chính sách cải tạo kinh tế tại Việt Nam. Lo ngại bị trả thù và bị thiệt hại kinh tế, nhiều người gốc Hoa đã vượt biên, làm thuyền nhân đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi Việt Nam cải cách mở cửa từ năm 1986, cộng đồng người Hoa đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, thương mại.

#Người Hoa ở Sài Gòn

Ngày nay người gốc Hoa chỉ chiếm chưa đến 10% dân số ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng các hoạt động kinh tế chiếm 30% số doanh nghiệp (của 23.000 người gốc Hoa) đăng ký kinh doanh. Cộng đồng người Hoa tham gia hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực bán buôn, sản xuất hàng tiêu dùng quy mô vừa và nhỏ, chiếm lĩnh một số lĩnh vực bán sỉ quan trọng như hàng kim khí, điện máy, vàng, vải… Một số doanh nghiệp do người Hoa nổi tiếng có thể kể đến như: Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (thương hiệu Biti’s), Công ty thời trang Thái Tuấn, Công ty thực phẩm Kinh Đô…

Đây cũng là cầu nối quan trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của các quốc gia có người Hoa sinh sống như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore (nơi người gốc Hoa chiếm gần 70% tổng dân số), Malaysia (người gốc Hoa chiếm hơn 1/3 cơ cấu dân số ở đây và đồng thời nắm những lĩnh vực kinh tế then chốt của nước này), Thái Lan (người gốc Hoa chiếm 14% dân số). Vai trò và ảnh hưởng của người Hoa dần được khẳng định khi chính quyền thành phố đã cho tổ chức Ngày hội văn hóa của người Hoa đầu năm 2007.

Xem bài viết khác

#Văn hóa người Hoa tại Sài Gòn

Mặc dù sống ở Tp.Hồ Chí Minh nhưng người Hoa vẫn lưu giữ được một số nền văn hóa bản sắc của người Hoa khi xưa như: Tết nguyên tiêu (ngày tết lớn của người Hoa), tết nguyên đán, tết trung thu và các ngày lễ đặc biệt của dân tộc Hoa.

Văn hóa Trung Quốc rất coi trọng việc cúng bái, thờ thần nên ở đâu có người Trung Quốc thì sẽ có đền miếu, chùa chiền. Những ngôi chùa ở khu phố người Hoa cực kì cổ kính với những họa tiết rồng phượng đặc trưng.

Người Hoa có làm ăn theo nghề gia đình, cha truyền con nối, ít thuê người ngoài, không bỏ nghề bao giờ. Vì thế, khắp Chợ Lớn, chúng ta toàn gặp những con đường suốt mấy chục năm chỉ bán đúng một mặt hàng, không đổi ngành và cũng không ai ăn cắp nổi.

#Đặc sắc ẩm thực, món ngon người Hoa

Ẩm thực Sài Gòn tại quận 5 được xem là một địa chỉ hiếm hoi còn lưu giữ những nét văn hóa ẩm thực Trung Hoa tinh túy.

Nét đẹp Sài Gòn - Người Hoa ở Sài Gòn

Xem bài viết khác

Điều đó thể hiện từ tấm bảng hiệu ghi bằng hai thứ tiếng, tiếng chủ nhà đối đáp với khách bằng tiếng Việt hay gọi người nhà bằng tiếng Hoa hoặc chỉ đơn giản là những ông chủ bụng to người Hoa, khuôn mặt vui vẻ hớn hở luôn thân thiện với thực khách.

Đến với quận 5, bạn đừng bỏ qua những món ngon Sài Gòn đại diện cho người Hoa như sủi cảo, há cảo, vịt quay Bắc Kinh, mì vịt tiềm hay là cháo Tiều, xôi cadé, chè Hà Ký,…

#Triết lý sống của người Hoa

Kinh doanh giỏi, giàu có nhưng hầu hết người Hoa lại sống rất tiết kiệm. Một trong những triết lý của họ là cần–kiệm. Ở khu có người Hoa sinh sống, hầu như rất khó để kiếm được một kẻ “ăn mày”. Bởi họ không có thói quen cho tiền như nhiều người dân khác ở Sài Gòn. Ngược lại, người Hoa lại luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, giúp người khác tự mưu sinh. Đối với họ, giúp là phải giúp cho giàu, không phải chỉ để có ăn cho qua ngày đoạn tháng.Thành ra người Hoa ở Chợ Lớn đa phần đều cần mẫn làm việc, không nhờ vả và cũng ít phung phí.

Họ chỉ thực sự “vung tiền” làm từ thiện trong các buổi bán đấu giá vật phẩm có tổ chức quy mô trong các lễ Tết. Số tiền được “vung” ra luôn nhiều hơn 10 con số, tất cả đều có mục đích vì tôn giáo, hỗ trợ đồng hương.

Triết lý: tiểu phú do cần

Xem bài viết khác

NetdepSaiGon hoan hỷ đem đến cho bạn những hiểu biết về vùng đất Sài Gòn – Tứ Linh hội tụ với đa nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra cũng cho mọi người biết về con người Sài Gòn thân thiện hòa đồng như thế nào trong mắt bạn bè quốc tế.

Nguồn NetdepSaiGon – Sưu tầm